Quản Trị Cảm Xúc

  • Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta đã tập trung quá nhiều vào việc xây dựng chỉ số trí tuệ(IQ), mà quên mất đi một chỉ số vô cùng quan trọng khác đó là cảm xúc(EQ). Chỉ số cảm xúc cao(hay quản trị được cảm xúc) sẽ giúp cho chúng ta phát huy tối đa phần người để lấn át phần con, từ đó sẽ giúp con người hoàn thiện mình hơn về nhân cách, lối sống và tư duy. Đây sẽ là một yếu tố quyết định, giúp con người có khả đạt được những thành công bền vững trong cuộc sống.

Cảm xúc là gì?

Trí Tuệ Cảm Xúc: Nguồn gốc, khái niệm và cách thức rèn luyện

Khái niệm xúc:

  • Cảm xúc là sự rung cảm về một con người, một hiện tượng, một vấn đề nào đó ở con tim của con người.

Điều kiện tạo ra cảm xúc:

  • Cảm xúc tích cực được tạo ra khi: Nếu con người đó, hiện tượng đó hay vấn đề đó có thể thỏa mãn bản thân.
  • Cảm xúc tiêu cực được tạo ra khi: Nếu con người đó, hiện tượng đó hay vấn đề đó không thể thỏa mãn bản thân.
  • Cảm xúc yêu được tạo ra khi: Nếu con người đó, hiện tượng đó hay vấn đề đó có thể thỏa mãn bản thân. Nhưng sự thỏa mãn này được lập đi, lập lại nhiều lần.
  • Cảm xúc ghét được tạo ra khi: Nếu con người đó, hiện tượng đó hay vấn đề đó gây ra cảm xúc tiêu cực và lập đi, lập lại nhiều lần.

Chỉ số cảm xúc(EQ – Emotional Quotient)

Chỉ số cảm xúc EQ được đo lường từ 3 yếu tố: 

  • Năng lực
  • Kỹ năng
  • Khả năng

⇒ Thông qua 3 yếu tố này để nói lên việc đánh giá, cảm nhận và quản lý cảm xúc của con người.

Nguyên nhân tạo ra cảm xúc

Trí Tuệ Cảm Xúc: Nguồn gốc, khái niệm và cách thức rèn luyện

Nguyên nhân chủ quan(Do bản thân tạo ra):

Từ trong suy nghĩ của chính mình:

  • Sự nhẫn tâm
  • Tham lam quyền lực và thành tích
  • Tính lợi dụng
  • Luôn xem mình hoàn hảo và lấy mình làm thước đo cho người khác. 
  • Đưa ra tham vọng quá lớn so với nguồn lực hiện tại, dẫn đến không thực hiện được điều mình muốn.

Nguyên nhân khách quan(Do các yếu tố bên ngoài):

  • Do người khác tác động tâm lý
  • Một hiện tượng hay một vấn đề nào đó xảy ra, và có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân

Tác hại khi không quản trị được cảm xúc

Trí Tuệ Cảm Xúc: Nguồn gốc, khái niệm và cách thức rèn luyện

Khi không quản trị được cảm xúc của chính mình, thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị cảm xúc quản trị. Và nếu trường hợp này xảy ra, thì bạn có khả năng gập rắc rối ở những vấn đề sau: 

Đối với sự nghiệp:

  • Sự nghiệp là mồ hôi, là công sức, là những sự hy sinh cả cuộc đời để bạn xây dựng. Nhưng chỉ cần bạn không quản trị được cảm xúc mà đưa ra một quyết định, một hành động, một phát ngôn,… sai lầm. Thì rất có thể cả một sự nghiệp mà cả đời bạn dày công xây dựng sẽ tan thành mây khói. 

Đối với với sức khỏe:

  • Nếu cảm xúc bạn thường xuyên trong tình trạng tiêu cực và nóng giận, bạn sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe như các bệnh về nội tạng như: Tim mạch, gan, dạ dày, phổi, hệ miễn dịch, não,…

Đối với gia đình

  • Gây ra những mâu thuẫn không đáng có với các thành viên trong gia đình.
  • Cơn giận có khả năng điều khiển tâm trí bạn làm những việc mà bạn sẽ phải trả giá và hối hận cả đời.
  • Một điều rất tồi tệ nữa là tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng, bắt nguồn từ việc không quản trị được cảm xúc bản thân và không thỏa mãn được cảm xúc của đối phương.

Đối với bạn bè

  • Bạn có thể phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng được một mối quan hệ tốt, nhưng nếu bạn không quản trị được cảm xúc thì có thể bạn không mất quá 1 phút để hủy hoại mối quan hệ đó.

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Trí Tuệ Cảm Xúc: Nguồn gốc, khái niệm và cách thức rèn luyện

Hiểu về cảm xúc

  • Cảm xúc cùng với trí tuệ và năng lực, là 3 yếu tố quyết định thành công của một cá nhân và mọi tổ chức. Nhưng trong đó, cảm xúc quyết định đến 85% để đi đến thành công.

Điều kiện cần để quản trị cảm xúc

  • Quản trị được mình: Để quản trị được mình trước tiên cần phải quản trị từ suy nghĩ(Suy nghĩ sẽ quyết định hành động), ông(bà) ta có một câu nói: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” hay “Nghĩ nát nước rồi hãy làm”.
  • Rèn luyện lòng nhiệt huyết và sự nhiệt tình để tạo được sự ấn tượng và tình cảm với mọi người.
  • Trong công việc, các mối quan hệ, cuộc sống phải luôn lấy dài hạn làm đầu.
  • Rèn luyện sự cảm thông và lòng tha thứ: Bạn ghét mình là chuyện của bạn, mình yêu bạn là chuyện của mình.
  • Đắc nhân tâm: học nói, học nghe, học khen, học chê, học kỹ năng phi ngôn ngữ,…

Biện pháp để quản trị cảm xúc cá nhân

  • Lập bản đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: Để đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh.
  • Điều chỉnh trạng thái cơ thể khi gặp những tình huống gây kích động về mặt cảm xúc(Mức độ kích động ở dạng nhẹ và vừa).
  • “Bỏ chạy” khi gập những những tình huống gây kích động mạnh đến cảm xúc(Nếu bạn ở lại thời điểm này thì bạn không thể điều khiển được cảm xúc, và có thể bạn sẽ làm những hành đáng tiếc về sau ⇒ Nên trong trường hợp này chúng ta chấp nhận thua, và tạm thời rời khỏi).
  • Liệt kê ra những động từ mạnh(Dễ gây tổn thương đến người khác), và không sử dụng những từ ngữ này lúc nóng giận và trong giao tiếp đời thường.
  • Mở rộng con tim với mọi người và yêu thương chính bản thân mình.
  • Học cách nhận diện và điều chỉnh, cảm xúc của người đối diện.
  • Loại bỏ cảm xúc tiêu cực: Không đổ lỗi, phê phán, khinh thường, bào chữa,…
  • Chỉ tranh luận những vấn đề cần thiết.
  • Luôn trên tinh thần hướng về nhau và cùng nhau tháo gỡ những bế tắc.

Ví dụ về quản lý cảm xúc

Trí Tuệ Cảm Xúc: Nguồn gốc, khái niệm và cách thức rèn luyện

Một anh thanh niên A chay xe máy trên và có một bác B đi từ đường nhánh ra, do sơ suất bác ấy đã va vào anh A. Do anh A là người quản lý được cảm xúc, nên anh A sẽ chủ động hỏi thăm và xin lỗi bác B(Dù anh A không sai).

Hành động của anh A lúc này sẽ mang lại những giá trị sau:

  • Thể hiện truyền thống của người Việt Nam: Giàu lòng nhân ái
  • Thể hiện tinh thần nhân văn và tính văn hóa khi tham gia giao thông của anh A
  • Xin lỗi trong tình huống này không phải là biểu hiện của sự nhận sai, mà là thể hiện về sức mạnh quản trị cảm xúc của anh A.
  • Và cuối cùng sự nhận lỗi của anh A sẽ làm cho bác B càng nhận ra lỗi lầm của mình, giúp cho việc khắc phục hậu quả vụ tai nạn trở nên suôn sẻ và êm đẹp hơn. 

⇒ Đây là một ví dụ nhỏ, nhưng nó thể hiện được lợi ích và giá trị lớn khi chúng ta có thể quản lý được cảm xúc của mình.

Câu nói hay về cảm xúc

Trí Tuệ Cảm Xúc: Nguồn gốc, khái niệm và cách thức rèn luyện

  • Tiến sĩ Lê Thẩm Dương từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công” và “Cảm xúc cũng là kẻ thù số một của hạnh phúc” Trích trong quyển sách Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công – Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
  • Theo Antoine de saint – Exupery: Với trái tim, người ta có thể nhìn thấy những cái cốt yếu mà đôi mắt không thể nhìn thấy được.
  • Napoleon Hill từng nói: Trách nhiệm của bạn là đảm bảo rằng những cảm xúc tích cực cấu thành ảnh hưởng chi phối trong tâm trí bạn. 
  • Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng chia sẻ: Điều quan trọng nhất trong tình yêu không phải là sự am hiểu mà là cảm nhận. Chính cảm xúc, chứ không phải sự phân tích về cảm xúc, làm nên tình yêu.

Sách hay về quản trị cảm xúc

Để giúp bạn tốt hơn trong quá trình rèn luyện cảm xúc, ChowChow Education xin đề xuất đến bạn một số đầu sách sau:

Khóa học về làm chủ cảm xúc

Hiện nay trên thị trường đang có một số khóa học về quản trị cảm xúc cho trẻ nhỏ và cả người lớn, bạn có thể tham khảo thêm: 

Khóa học kỹ năng quản trị cảm xúc cho trẻ

  • Giảng viên: Nghị Quế
  • Thời gian đào tạo: 02 giờ 04 phút
  • Học phí: 399.000vnd
  • Bạn có thể tham gia học thử khóa học: TẠI ĐÂY

Khóa học Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại

  • Giảng viên: Đỗ Thị Mai
  • Thời gian đào tạo: 02 giờ 31 phút
  • Học phí: 399.000vnđ
  • Bạn có thể tham gia học thử khóa học: TẠI ĐÂY

Khóa học Quản trị cảm xúc

  • Giảng viên: Phạm Thành Long
  • Thời gian đào tạo: 02 giờ 08 phút
  • Học phí: 3.999.000 vnđ
  • Bạn có thể vào học thử khóa học: TẠI ĐÂY

Khóa học Quản trị cảm xúc bản thân

  • Thời gian đào tạo: 02 giờ 00 phút
  • Học phí: 399.000 vnđ
  • Bạn có thể vào học thử khóa học: TẠI ĐÂY

Khóa học Quản trị cảm xúc

  • Giảng viên: Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
  • Học phí: Video được chia sẻ miễn phí

Lời kết về cảm xúc

Với bài viết này chúng mình mong rằng, có thể giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn mới về tầm quan trọng của cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày. Và từ đó mọi người có thể định hướng rèn luyện cảm xúc, giúp bản thân ngày một hoàn thiện và xây dựng vững chắc kim tứ đồ “Sự nghiệp, sức khỏe, gia đình và bạn bè” của mình.

Hãy để lại nhận xét của bạn

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Website Giáo Dục
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart